Các bước để xây dựng - phát triển doanh nghiệp

 

Mỗi cá nhân sẽ có một định hướng để kinh doanh và trở thành doanh nhân thành đạt. Để có định hướng tốt cho doanh nghiệp nhỏ của mình bạn có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng tôi. Từ những chia sẻ hữu ích này của Tập đoàn Gia Hưng Group hy vọng bạn có thể kết hợp với kinh nghiệm và năng lực của bản thân để lên một phác đồ thích hợp cho con đường kinh doanh của mình để xây dựng doanh nghiệp thành công.

1. Bản lĩnh và tiềm lực của chính bạn

Đây là “vốn tri thức khởi tạo” quan trọng nhất cần có khi muốn thiết lập doanh nghiệp. Bạn sẽ cần đảm bảo được tiềm lực của bản thân và thời cơ để vạch định đường lối kinh doanh cho mình. Tài năng của bạn là gì, các vấn đề về tài chính và sản phẩm/dịch vụ của bạn có phù hợp với thời điểm hiện tại?

Mọi đánh giá về năng lực và bản lĩnh cá nhân cùng nhạy bén khi đánh giá thị trường phải được nâng cao và tổng hợp tốt. Bạn hãy thiết lập tốt các mối quan hệ gia đình, bạn bè và đối tác để giúp đỡ bạn hoàn thiện giấc mơ kinh doanh.

Hãy tận dụng mọi kinh nghiệm của bản thân, tri thức, nền tảng kinh tế và thời cơ. Đồng thời hãy mở rộng thêm những kiến thức về sản phẩm và dịch vụ mà bạn sẽ cung ứng trong tương lai.

Tìm hiểu những công việc mà bạn phải làm, thế mạnh của bạn là gì sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình xây dựng doanh nghiệp nhỏ. Cũng đừng quên tìm hiểu điểm yếu của bạn để tìm thêm các cộng sự đắc lực có thể cải thiện những khuyết điểm bạn đang thiếu sót.

2. Nghiên cứu và hiểu rõ thị trường kinh doanh

Bạn cần xác định rõ khách hàng tiềm năng của bạn bao gồm những ai? Phụ nữ, trẻ con, người lớn tuổi, dân văn phòng, khách hàng nước ngoài…? Bạn cũng cần tìm hiểu họ cần gì ở sản phẩm của bạn. Thu nhập của khách hàng phù hợp với sản phẩm của bạn. Sản phẩm và dịch vụ của bạn đang phát triển như thế nào trên thị trường. Bạn có bao nhiêu đối thủ mạnh cần phải vượt qua để phát triển doanh nghiệp. Đây là những câu hỏi lớn bạn cần giải quyết trong quá trình xây dựng doanh nghiệp của mình.

Cơ hội và thách thức của thị trường dành cho bạn là gì. Thị trường mà bạn hướng đến là các khách hàng lẻ, đối tác hay các doanh nghiệp khác… Rất nhiều vấn đề liên quan đến thị trường cần nghiên cứu. Bạn nên tạo các phác đồ và số liệu để thống kê và so sánh, đánh giá chi tiết.

3. Hiểu rõ những gì bạn cung cấp

Hãy trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ tương đồng với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Phân tích chất lượng sản phẩm, thế mạnh và điểm yếu dựa trên vai trò mình là khách hàng. Sau đó so sánh sản phẩm/dịch vụ đó với doanh nghiệp của bạn. Bạn sẽ tìm thấy ưu điểm và khuyết điểm mà mình cần khắc phục. Khi bạn biết sản phẩm/dịch vụ của mình đang ở vị trí nào, cạnh tranh với ai bạn sẽ dễ đưa ra chiến lược kinh doanh, giá cả và phương án marketing truyền thông.

Các vấn đề về nhà cung cấp, kho hàng, cách thức phân phối, tiềm năng phát triển cũng nên được quan tâm. Bạn phải hiểu rõ sản phẩm và định hướng của bạn trong tương lai sẽ cạnh tranh tốt với đối thủ.

4. Lập kế hoạch kinh doanh

Viết kế hoạch kinh doanh của bạn một cách chi tiết nhất. Lúc này hãy nhìn ở tầm vĩ mô và liệt kế hết những công việc chính, điều hành công ty. Sau đó mới đi vào từng bộ phận và lĩnh vực nhỏ. Chẳng hạn như:

  • Quy cách điều hành công ty.
  • Dạng thức hoạt động phù hợp với công ty bạn là gì.
  • Bạn chọn mô hình khởi nghiệp tinh gọn hay mô hình khởi nghiệp truyền thống.
  • Vốn điều lệ của công ty là bao nhiêu.
  • Các mô tả về công ty và số liệu phân tích thị trường.
  • Tổ chức và Quản lý bộ máy của công ty. Các vấn đề về pháp lý…
  • Kế hoạch tiếp thị và bán hàng.
  • Dự toán tài chính cho công ty.
  • Quan hệ đối tác chính và các mối quan hệ với khách hàng. Chia các phân khúc khách hàng để quản lý và tìm hiểu thị trường.

Kế hoạch xây dựng doanh nghiệp càng chi tiết bao nhiêu thì càng thành công hơn trong các bước đi tiếp theo của bạn.

5. Tìm đối tác tài trợ và liên kết với doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp nhỏ hiện nay đều tìm đối tác tài trợ hoặc liên kết kinh doanh với doanh nghiệp. Đây là giải pháp tài chính thông thái để tăng nguồn vốn khi startup. Bạn có thể tự gây quỹ trong cộng đồng, tìm các nhà đầu tư, vay vốn ngân hàng bằng việc trình bày kế hoạch kinh doanh của mình…

Vốn điều lệ cao sẽ giúp công ty tăng địa vị và sự tin tưởng với mọi người. Hãy tìm nhà đầu tư để giảm gánh nặng tài chính. Đặc biệt họ cũng có thể trở thành người chia sẻ kế hoạch kinh doanh của bạn. Đừng ngại tham gia các hội thảo khởi nghiệp hoặc thiết lập văn phòng tại các Workspace. Đây là những nơi bạn có rất nhiều cơ hội để tìm kiếm đối tác và nhà đầu tư.

6. Chọn địa điểm thành lập văn phòng công ty

Một số người chọn địa phương mình đang sống để khởi nghiệp. Một số doanh nhân tương lai có tầm nhìn xa hơn họ sẽ chọn đến các địa phương có nhiều chính sách ưu đãi tốt cho lĩnh vực họ muốn kinh doanh.

Ngoài ra, vị trí đặt văn phòng cũng ảnh hưởng đến giá thành thuê văn phòng cho công ty. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đặt văn phòng tại các Workspace, đặt văn phòng tại nhà. Hoặc có thể tìm đến các địa điểm tiềm năng nhưng xa thành phố để tiết kiệm tài chính. Nên tìm hiểu thêm các địa phương đang mở rộng văn phòng và muốn tiến đến các thành phố năng động và có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn cho các doanh nghiệp trẻ mới thành lập.

7. Chọn hình thức tổ chức và cơ cấu công ty

Bạn nên chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để đăng ký thông tin về công ty. Hệ thống pháp lý, cổng thông tin quốc gia sẽ kiểm soát về tên công ty và hình thức doanh nghiệp mà bạn đăng ký.

Sau đó lên cơ cấu tốt cho công ty của mình. Số lượng nhân viên, những thể chế dành cho nhân viên, bảo hiểm, ngày nghỉ… Đặc biệt là quan tâm đến các giấy tờ liên quan đến thủ tục pháp lý. Hoàn thiện tốt hồ sơ doanh nghiệp sẽ có lợi cho bạn trong tương lai. Pháp luật sẽ bảo vệ bạn khi có các vấn đề pháp lý xảy ra.

8. Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Các thủ tục thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Bạn phải đăng ký tên thương hiệu, sở hữu trí tuệ, bản quyền và nhiều vấn đề khác. Thông thường các doanh nghiệp sẽ tìm đến các công ty luật để được hỗ trợ. Các công ty luật sẽ gặp gỡ và thảo luận về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp của bạn. Sau quá trình tư vấn và yêu cầu cung cấp thông tin, bạn chỉ cần ký ủy quyền, công ty luật sẽ hoàn tất mọi thủ tục khác cho bạn. Các công ty này cũng hỗ trợ bạn mở tài khoản ngân hàng, thực hiện kê khai thuế, đóng thuế môn bài…

9. Chiến lược marketing, truyền thông

Những bước để xây dựng doanh nghiệp nhỏ trên đã hoàn thành thì quan trọng tiếp theo là phải mở rộng tiếp thị truyền thông. Các chiến lược marketing sẽ được nghiên cứu để tìm ra những giải pháp bán hàng tốt nhất.

Logo công ty, tiếp cận khách hàng, thư mẫu cho công ty, thư giới thiệu công ty phải được thiết kế và xây dựng chuyên nghiệp. Đặc biệt bạn phải thiết kế website công ty chỉnh chu và khoa học. Từ màu sắc, banner, cách đặt logo, thông tin và CTA cũng như thiết kế hoàn hảo mọi tính năng. Website chính là thương hiệu online quan trọng để định hình thương hiệu của bạn trên các sàn thương mại điện tử.

Email, thư điện tử, quảng cáo và tiếp thị truyền thông cũng cần được mở rộng. Bạn nên xây dựng một đội ngũ marketing hoặc sử dụng các dịch vụ SEO từ các công ty truyền thông uy tín.

Nên tiến hành thêm các hội thảo online, hội thảo trực tiếp, landing page… để thu thập thông tin khách hàng. Thông qua những cách này khách hàng cũng sẽ chuyển đổi hành động mua sắm và sử dụng dịch vụ mà không có cảm giác bị bắt buộc hay quảng cáo thái quá.

10. Nghiên cứu các chiến lược phát triển về lâu dài

Cuối cùng là bạn phải lên các chiến lược kinh doanh lâu dài. Chiến lược này có thể là 1 năm, 2 năm hoặc 5 năm. Ngoài ra, nên có kế hoạch dự phòng và thay đổi trong các giai đoạn phát triển của công ty. Các yếu tố khách quan từ xã hội, con người, xu thế thay đổi sẽ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh lâu dài của bạn.

Với 10 bước để xây dựng doanh nghiệp nhỏ được chia sẻ bên trên, chúng tôi hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn sẽ thành công và trở thành doanh nhân thành đạt. Cần tiếp thị truyền thông, thiết kế web, SEO web cho doanh nghiệp hãy liên hệ với Tập đoàn Gia Hưng Group nhé.


Chuyên mục:

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Gia Hưng Green

Gia Hưng Green là một trong những công ty con của Tập đoàn Gia Hưng Group, hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện với những dịch vụ thành lập công ty, Setup nội ngoại thất Văn phòng, Truyền thông marketing và đầu tư tài chính...